Quay về
Trang chủ

Chuyên gia Yến Đỗ giúp Học sinh phân biệt: Kinh doanh, Kinh tế và Quản trị kinh doanh


Hiện nay, có vô số ngành nghề để các bạn trẻ có thể lựa chọn. Việc nắm bắt rõ ngành học, nghề nghiệp, xu hướng lao động thị trường là hành trang để các bạn có thể định hướng sự nghiệp tương lai thành công. Kinh doanh, Kinh tế và Quản trị kinh doanh - 3 lĩnh vực nghe qua thì thấy tương đồng nhưng liệu có phải vậy? Hướng nghiệp GPO sẽ giúp bạn đọc phân biệt rõ 3 ngành này qua bài viết dưới đây.
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Chuyên gia Hướng nghiệp Yến Đỗ - Chủ tịch Hiệp hội Chuyên gia Hướng nghiệp Quốc tế (ICCA).

1. Học Kinh doanh
Kinh doanh (tên Tiếng Anh là Business) là ngành có các hoạt động liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc tạo ra các giá trị và tiến hành trao đổi vì lợi ích của các bên liên quan. Trong thời kỳ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Kinh doanh chuyển biến mạnh mẽ với các mô kinh doanh mới có ứng dụng công nghệ. Các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cũng thay đổi mạnh mẽ. Bên cạnh đó, nhiều nghề mới ra đời và nhiều nghề cũ cũng mất đi.
Ngành Kinh doanh là cái nôi việc làm vì nó liên quan tới mọi hoạt động trong xã hội. Có thể kể đến các hoạt động liên quan tới kinh doanh như Quản trị Kinh doanhMarketing, Tài chính, Kế toán, Vận hành, Xuất – Nhập khẩu, Giao nhận, Phân tích Dữ liệu.
Để học có hiệu quả ngành Kinh doanh, sinh viên còn cần trang bị kiến thức công dân toàn cầu. Đây là khả năng sử dụng tiếng Anh và các kỹ năng học tập và làm việc trong môi trường quốc tế. Các kỹ năng kể đến như thái độ làm việc chuyên nghiệp, giao tiếp, đàm phán, tư duy sáng tạo và phản biện, tranh biệt, lãnh đạo bản thân.
Sinh viên học ngành Kinh doanh thường được học các kiến thức cơ bản ứng dụng trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Các kiến thức này gồm Quản lý Tổ chức, Marketing, Quản lý Hệ thống thông tin, Quản lý Vận hành, Chiến lược, Truyền thông, Kinh tế học Vĩ mô và Vi mô, Tài chính, Kế toán.
Sau khi học các nội dung cơ bản thì sẽ được tiếp tục học chuyên ngành chuyên sâu hoặc một lĩnh vực cụ thể của Kinh doanh. Các nội dung chuyên sâu như Kế toán, Đầu tư, Tài chính, Phân tích Doanh nghiệp.


2. Học kinh tế
Học kinh tế sẽ bao gồm các chương trình về môn học lý thuyết đi cùng với thực hành nhằm giúp bạn trở thành một nhà quản trị trong tương lai. Đây là ngành khoa học xã hội chuyên nghiên cứu về các hoạt động sản xuất, phân phối, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ dưới góc nhìn toàn cảnh. 
Theo học ngành Kinh tế, sinh viên sẽ được trang bị hệ thống kiến thức sâu rộng, hiện đại về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế học ứng dụng, có khả năng vận dụng các lý thuyết kinh tế để phân tích, đánh giá các hoạt động kinh tế, có khả năng tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng và tổ chức các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội; có khả năng nghiên cứu và học tập ở bậc cao hơn.
Học Kinh tế là nền tảng chuẩn bị cho sinh viên những cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài và thậm chí là có thể làm ở các cơ quan nhà nước. Khối ngành kinh tế học rất rộng và đào tạo rất nhiều nhân lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau: kế toán, tài chính,…

3. Học Quản trị Kinh doanh
Khái niệm Quản trị kinh doanh là gì? Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa "hiệu suất", "quản lý hoạt động kinh doanh" bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.
Các chương trình/khóa học quản trị kinh doanh chuẩn bị cho bạn các kiến thức và kỹ năng cần thiết để điều hành và quản lý. Bạn cũng sẽ phải học các môn học như Tài chính, Kế toán, Marketing… nhưng ở góc độ quản lý và mang tính thực hành/thực tiễn cao.
Để có thể thành công với ngành học năng động và nhiều thử thách này , các bạn phải nắm vững những kiến thức tổng quan và chuyên sâu về từng chuyên ngành cụ thể, kinh tế và xã hội. Đây là nền tảng vững chắc để các bạn có thể tiến hành thực thi công việc cụ thể và đào sâu nghiên cứu những kiến thức liên quan. Bên cạnh đó, kỹ năng và ngoại ngữ cũng là những yếu tố quan trọng trong hành trình chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp của mỗi cá nhân.


 

Lời kết
Với những thông tin được chia sẻ từ chuyên gia Hướng nghiệp Yến Đỗ trong bài viết này, Hướng nghiệp GPO tin rằng các bạn đã nắm rõ được sự khác nhau của: Kinh doanh, Kinh tế, Quản trị Kinh doanh.
Nếu các em học sinh, quý phụ huynh có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn Hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết nhé!


Top

Tin liên quan

Tạo bởi SlimWeb - Công cụ thiết kế web miễn phí